Thông báo

THÔNG BÁO TẠM DỪNG HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY, HỌC TẬP ĐỂ PHÒNG, CHỐNG BỆNH VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP CẤP DO CHỦNG MỚI CỦA VIRUS CORONA GÂY RA

 
Hình của Vũ Chí Cường
THÔNG BÁO TẠM DỪNG HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY, HỌC TẬP ĐỂ PHÒNG, CHỐNG BỆNH VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP CẤP DO CHỦNG MỚI CỦA VIRUS CORONA GÂY RA
Bởi Vũ Chí Cường - Thursday, 6 February 2020, 5:25 PM
 

Thực hiện Công văn số 79-CV/TW ngày 29/01/2020 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về về việc phòng chống dịch bệnh viêm nhiễm đường hô hấp do chủng mới của virus corona gây ra, Chỉ thị 05/CT-TTg ngày 28/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra, Công văn số 260/BGDĐT-GDTC ngày 31/01/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn phòng chống dịch bệnh viêm nhiễm đường hô hấp do chủng mới của virus corona gây ra trong trường học, Công văn số 269/BGDĐT-GDTC ngày 03/02/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn việc cho học sinh, sinh viên nghỉ học phòng chống dịch bệnh nCoV và ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh Nghệ An; do dịch viêm đường hô hấp cấp có chiều hướng diễn biến phức tạp, tốc độ lây lan nhanh trên phạm vi toàn thế giới, để ngăn chặn sự xâm nhập, lây lan và làm tốt công tác phòng chống dịch, đảm bảo an toàn về sức khỏe cho cán bộ, viên chức, học sinh, sinh viên, học viên, Trường Đại học Vinh thông báo tạm dừng hoạt động giảng dạy, học tập ở tất cả các bậc học, loại hình đào tạo từ thứ Sáu, ngày 7/02/2020 cho đến khi Nhà trường có thông báo mới.
Hình thức học tập, đào tạo trực tuyến (online) vẫn diễn ra bình thường.
Cán bộ, viên chức toàn trường làm việc bình thường theo kế hoạch công tác của Nhà trường và các đơn vị.
Nhà trường yêu cầu Trưởng các đơn vị trong trường thông báo cho cán bộ, viên chức, học sinh, sinh viên, học viên được biết và thực hiện, đồng thời nghiêm túc thực hiện Hướng dẫn số 02/HD-ĐHV ngày 04/02/2020 về việc phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do virus corona gây ra. Khi có hiện tượng bất thường cần thông báo ngay cho cơ sở y tế, chính quyền nơi thường trú, tạm trú hoặc đường dây nóng Trạm Y tế của Nhà trường (BS. Thái Thị Tân, ĐT: 0912.923515, BS. Nguyễn Thị Hiến, ĐT: 0853.858926) để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời, kiên quyết không để dịch bệnh xảy ra, lây lan trong Trường./.

Hình của Vũ Thị Ngọc Bắc
Trả lời: THÔNG BÁO TẠM DỪNG HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY, HỌC TẬP ĐỂ PHÒNG, CHỐNG BỆNH VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP CẤP DO CHỦNG MỚI CỦA VIRUS CORONA GÂY RA
Bởi Vũ Thị Ngọc Bắc - Sunday, 9 February 2020, 6:09 PM
 

E cám ơn Thầy

Hình của Nguyễn Công Chung
Trả lời: THÔNG BÁO TẠM DỪNG HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY, HỌC TẬP ĐỂ PHÒNG, CHỐNG BỆNH VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP CẤP DO CHỦNG MỚI CỦA VIRUS CORONA GÂY RA
Bởi Nguyễn Công Chung - Monday, 10 February 2020, 10:03 PM
 

Dạ, em cảm ơn Thầy nhiều ạ 

Hình của Hồ Sỹ Trường
Trả lời: THÔNG BÁO TẠM DỪNG HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY, HỌC TẬP ĐỂ PHÒNG, CHỐNG BỆNH VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP CẤP DO CHỦNG MỚI CỦA VIRUS CORONA GÂY RA
Bởi Hồ Sỹ Trường - Tuesday, 11 February 2020, 12:09 PM
 

Dạ, cảm ơn thầy ạ

Hình của Mai Đình Tô Giang
Kính gửi Thầy Vũ Chí Cương
Bởi Mai Đình Tô Giang - Saturday, 15 February 2020, 12:09 PM
 

Em không thể truy cập. Em là Tô Giang lớp ch27 xstk đồng nai


Hình của Vũ Chí Cường
Trả lời: Kính gửi Thầy Vũ Chí Cương
Bởi Vũ Chí Cường - Monday, 17 February 2020, 11:22 AM
 

Em nói rõ hơn môn nào nhé

VCC

Hình của Vi Viết Kiều
Trả lời: Kính gửi Thầy Vũ Chí Cương
Bởi Vi Viết Kiều - Friday, 20 March 2020, 9:27 PM
 


Câu hỏi thảo luận 1: Anh/chị Hãy phân tích chức năng của tài chính công? Liên hệ thực tiễn hiện nay.

Trả lời:

Khái niệm: Tài chính công là tổng thể các hoạt động thu và chi bằng tiền do Nhà Nước tiến hành, phản ánh các mối quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị trong quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ của nhà nước, nhằm thực hiện các chức năng vốn có của nhà nước và đáp ứng các nhu cầu của xã hội.

* Chức năng của tài chính công:

1. Tài Chính Công Tài chính công là công cụ đặc lực trong tay nhà nước để có thể huy động các nguồn lực của quốc gia, và từ những nguồn lực huy động được sử dụng cho các hoạt động của bộ máy nhà nước thực hiện các chức năng của mình. Có thể nói rằng đây là vai trò lịch sử của tài chính công xuất phát từ nội tại của phạm trù tài chính. Một nhà nước ra đời, để có thể tồn tại duy trì hoạt động và thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình phải có nguồn lực tài chính để chi tiêu, thực thi các kế hoạch hành động. Đặc biệt trong thời đại kinh tế xã hội phát triển, vai trò của nhà nước ngày càng chở nên quản trọng thì hoạt động của nhà nước càng thêm phong phú, đa dạng, nhu cầu chi tiêu của chính phủ do đó mà không ngừng tăng lên cả về quy mô và phạm vi. Nguồn để phục vụ cho các hoạt động chi tiêu đó ở đâu? Chính là từ thu nhập công. Nhà nước tập trung các nguồn lực tài chính vào ngân sách nhà nước là chủ yếu, ngoài ra còn tập trung vào các quỹ tài chính khác của nhà nước. Sau đó thực hiện chức năng phân phối và sử dụng nhằm duy trì một cách hiệu quả hoạt động của mình và thực hiện các chức năng kinh tế xã hội.

Tài chính công là công cụ tài chính mà nhà nước sử dụng để thực hiện huy động, tập trung các nguồn lực tài chính quốc gia (thu nhập công) nhằm duy trì hoạt động của mình trên các mặt: kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng… Vai trò này được thể hiện cụ thể qua các ý đó tài chính công huy động nguồn lực tài chính cho hoạt động của nhà nước, nhà nước sử dụng nguồn lực đó trong hoạt động như thế nào? việc huy động và phân phối nguồn tài chính đó hợp lý hay chưa? Tài chính công là công cụ đắc lực để khai thác, động viên và tập trung các nguồn lực tài chính, đáp ứng đầy đủ kịp thời cho nhu cầu chi tiêu mà nhà nước đã dự tính và phát sinh.

2. Tài chính công phục vụ cho công việc quản lý và điều hành nền kinh tế - xã hội. Tài chính công được sử dụng để huy động một phần nguồn tài chính của quốc gia thông qua đóng góp bắt buộc hoặc tự nguyện của các chủ thể trong nền kinh tế tạo lập quỹ tài chính công. Các nguồn lực tài chính này được nhà nước huy động từ trong nội bộ nền kinh tế quốc dân và từ nước ngoài, từ mọi hoạt động và mọi thành phần kinh tế, dưới nhiều hình thức huy động khác nhau( thuế, phí, lệ phí bắt buộc, công trái..) trong đó thuế là công cụ chủ yếu nhất. Những khoản huy động này có thể mang tính bắt buộc hoặc tự nguyện hoàn trả hoặc không hoàn trả, tuy nhiên tính không hoàn trả và bắt buộc là chủ yếu.

Tuy nhiên nếu tài Chính Công không kiểm soát chặt chẽ được giá cả trên thị trường nói riêng cũng như nền kinh tế nói chung sẽ làm cho có sự phân hóa nghiêm trọng giữa các ngành kinh tế, các vùng kinh tế hay giữa các doanh nghiệp sản xuất… làm cho kinh tế mất ổn định, rối loạn và mất ổn định, nền kinh tế sẽ bị lũng đoạn và trì trệ., việc điều hành NSNN vẫn còn khó khăn, hạn chế, do đó chưa phát huy hết vai trò của tài chính công như: chất lượng công tác dự báo chưa cao; việc triển khai đồng thời chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ nới lỏng đã làm gia tăng áp lực lạm phát vào năm 2008; mức dư nợ Chính phủ và dư nợ Quốc gia tăng nhanh (tuy vẫn nằm trong giới hạn an toàn). gây khó khăn cho việc điều hành chính sách tài chính, tiền tệ, Nếu tài chính công không vững mạnh sẽ kéo theo hàng loạt những vấn đề về kinh tế sẽ không được giải quyết và dẫn đến sự mất cân đối trong hệ thống tài chính quốc gia, nền kinh tế của ta sẽ bị mất tự chủ trên thị trường quốc tế và ngày càng trở nên trì trệ,rối loạn và suy thoái. Vì vậy, ta có thể thấy tài chính công có ảnh hưởng rất lớn đối với nền kinh tế vì nói đến tài chính công là nói đến trách nhiệm đối với xã hội đứng ở góc độ vững vàng là trụ sở vững chắc để điều tiết và tác động đến các cấu trúc tài chính khác trong nước nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

* Liên hệ thực tiễn hiện nay

Tài chính công ở nước ta hiện nay bao gồm: ngân sách nhà nước (NSNN) từ trung ương đến địa phương; dự trữ nhà nước; tín dụng nhà nước; ngân hàng nhà nước; tài chính của các cơ quan hành chính nhà nước; tài chính của các đơn vị sự nghiệp nhà nước; các quỹ tài chính nhà nước (đối với nước ta). Trong đó, NSNN được xem là bộ phận quan trọng nhất, chi phối đến các thành tố khác. Một trong những mục tiêu đối với Việt Nam khi trở thành nước có mức thu nhập bậc trung là xác định được loại hệ thống hành chính nhà nước và hệ thống tài chính công cần thiết để duy trì mức thu nhập đó, đảm bảo các chi phí trong khu vực công phù hợp với khả năng chi trả của người dân và mang lại hiệu quả cũng như tăng cường năng lực phối kết hợp.

Nền kinh tế nước ta đang trên đà phát triển, nền kinh tế thị trường. thể hiện trên các góc độ: Tài Chính Công chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế nước ta, nó là một công cụ quản lý vĩ mô gắn liền với hoạt động nhà nước về các tài chính của nhà nước nhưng được thực thi theo khuôn khổ của pháp luật nhằm ổn định kinh tế và sự hài hòa xã hội, nó luôn tác động đến các khâu tài chính khác trong hệ thống tài chính quốc dân, nó ảnh hưởng đến sự phát triển của các khu vực kinh tế và thị trường tài chính.  

Trong giai đoạn chuyển tiếp hiện nay, nắm bắt thông tin về hệ thống tài chính công là vô cùng quan trọng. Phần này sẽ cung cấp một tổng quan vắn tắt về hệ thống tài chính công và ngân sách tại Việt Nam tại thời điểm năm 2011, và những gì Chương trình Tổng thể CCHC kiến nghị cần cải tiến. Do tầm quan trọng của quy mô và chi phí của dịch vụ hành chính công đối với tài chính công, những Khẳng định đ/c Kiều bà đ/c hoat đong dâpk


Hình của Phùng Thị Ngọc Hiền
Trả lời: THÔNG BÁO TẠM DỪNG HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY, HỌC TẬP ĐỂ PHÒNG, CHỐNG BỆNH VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP CẤP DO CHỦNG MỚI CỦA VIRUS CORONA GÂY RA
Bởi Phùng Thị Ngọc Hiền - Sunday, 8 March 2020, 9:45 PM
 
Da, em cam on Thay a
Hình của Ngô Viết Ngọc Thanh
Hướng dẫn sử dụng phần mềm kiểm tra chính tả và trùng lắp
Bởi Ngô Viết Ngọc Thanh - Thursday, 23 April 2020, 2:32 PM
 
Em chào thầy! Thầy ơi, em là Ngô Viết Ngọc Thanh - ban cán sự lớp Cao học luật CH26 Đường sắt Sài gòn Lớp em đang trong giai đoạn hoàn thiện luận văn tốt nghiệp, rất cần hỗ trợ từ phần mềm kiểm tra chính tả và trùng lắp. Em đã đề xuất với Khoa theo trả lời trước đây của thầy. Nhưng hiện nay các bạn vẫn chưa sử dụng được thầy ạ. Nhờ thầy hỗ trợ giúp lớp với ạ 🙂 Cám ơn thầy rất nhiều. Trân trọng!